Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2012

Cơ Hội Chót



Mylinhng@aol.com
Bản Dự Thảo Hiệp Ước Thương Mại Song Phương (Bilateral Trade Agreement) giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, hai bên đã thương thuyết từ 1997 và được hoàn tất vào 1999, dự trù Phan Văn Khải sẽ ký kết với Clinton khi Khải sang Tân Tây Lan họp Hội Nghị APEC vào tháng 9 năm 1999. Việc ký kết này là điều kiện căn bản để Việt Nam có thể gia nhập vào WTO, lẽ dĩ nhiên trước Tàu Cộng. Đến giờ chót, tên hại dân Đỗ Mười đã nhận chỉ thị của Tàu, chận đứng lại việc ký kết. Đau đớn thay, chỉ vài tuần sau, Tàu ký kết thương ước với Hoa Kỳ, và gia nhập WTO vào đầu năm 2001. Đây là một cơ hội đau thương bị lỡ dịp, Tàu vào WTO trước, các công ty lớn của Hoa Kỳ và thế giới tràn vào Tàu đầu tư vì gía lao động rẻ và vì không có những chính sách bảo vệ môi trường rõ rệt. Hôm nay, chúng ta lại thấy những lời tiết lộ "bí mật quốc gia" của cựu Đại Sứ Lê Văn Bàng (*1) về những cơ hội bị lỡ dịp. Than ôi, một đám cầm quyền ngu dốt hại dân, không xem trọng quyền lợi của dân tộc Việt Nam.
Hiện tại đám cầm quyền Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang lại đang đứng trước ngã ba đường, một cơ hội nữa lại có thể bị lỡ dịp. Thế đu dây giữa Hoa Kỳ và Tàu đã chấm dứt khi bà Clinton đưa ra điều kiện Nhân Quyền nếu Trương Tấn Sang muốn Hoa Kỳ và Việt Nam tiến tới cấp quan hệ về an ninh và quốc phòng cao hơn mức bình thường (ẩn ý là Hoa Kỳ sẽ bảo vệ VN nếu trường hợp bị Tàu tấn công). Đây là cơ hội cuối cùng cho những tên cộng sản độc tài như Dũng và Sang, nếu thật sự muốn dân chủ hóa đất nước, hãy chấp nhận điều kiện Nhân Quyền của Hoa Kỳ. Đứng trước trào lưu lật đổ các chế độ độc tài đòi quyền tự do dân chủ của cả thế giới, nhất là việc sụp đổ của chế độ độc tài tại Lybia và trước cái chết của Ghadafi với bộ mặt đẫm máu, không riêng gì Dũng và Sang, mà hầu hết tất cả những tên trong Bộ Chính Trị, cùng các tướng lãnh công an lẫn bộ đội, đều phải đang lo lắng cho số phận của chính cá nhân và gia đình của mình. Điều này khẳng định cho một cuộc cách mạng phải xảy ra trong một thời gian rất ngắn, có thể chỉ vài tháng, có thể là một cuộc đảo chánh và có thể là một cuộc đứng dậy của toàn dân. Cả 2 giải pháp này đều giải thể chế độ độc tài cộng sản và xây dựng một thể chế dân chủ tại Việt Nam
Riêng tất cả các tổ chức, đảng phái, đấu tranh đòi tự do và dân chủ cho Việt Nam, đây cũng là một cơ hội, phải tận dụng tất cả khả năng, sức mạnh giành lại quyền tự quyết cho dân tộc Việt Nam. 
Ngày 9 tháng 12 năm 2011
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.wordpress.com
Xin phổ biến tự do
PS:
(*1):
http://diemtinvn.blogspot.com/2011/12/oi-hoi-qua-gang-viet-nam-lo-nhieu-dip.html#more

Ðòi hỏi quá găng, Việt Nam lỡ nhiều dịp bang giao với Mỹ

Cựu đại sứ Việt Nam Lê Văn Bàng thú nhận
HÀ NỘI (NV) - Nhất định buộc Mỹ phải bồi thường chiến tranh rồi mới chịu thiết lập bang giao. Mỹ không chịu. Tới khi muốn quá, nài nỉ xin được bang giao vô điều kiện thì bị lờ đi vì nước Mỹ có những tính toán khác.


Cựu đại sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Ðốn Lê Văn Bàng. (Hình: Tuần Việt Nam)


Ðây là những điều được ông Lê Văn Bàng, cựu đại sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Ðốn sau lên làm thứ trưởng Ngoại Giao, nghỉ hưu năm 2010, kể lại qua cuộc phỏng vấn của ký giả Huỳnh Phan trên báo điện tử Tuần Việt Nam.
Lỡ quá nhiều dịp vì các tính toán sai lầm của đám lãnh tụ Hà Nội cộng với hoàn cảnh của một nước nhỏ trên bàn cờ quốc tế, bởi vậy, đàm phát từ sau khi chiến tranh chấm dứt, mãi 20 năm sau Việt Nam mới thiết lập được bang giao với Mỹ.

Cuộc phỏng vấn ông Bàng được Tuần Việt Nam phổ biến trong hai ngày 6 và 7 tháng 12, 2011. Ông là một nhà ngoại giao có cơ hội tham dự từ đầu các cuộc đàm phán cho tới khi trở thành đại sứ đầu tiên của Việt Nam ở Hoa Thịnh Ðốn.
Bắt đầu đàm phán bang giao từ năm 1977 dưới thời Tổng Thống Mỹ Jimmy Carter, Lê Duẩn là tổng bí thư đảng CSVN, ông Lê Văn Bàng nhìn nhận việc Việt Nam nhất định đòi Mỹ $3.25 tỉ USD viện trợ không hoàn lại trong 5 năm và khoảng $1 tỉ USD đến $1.5 tỉ USD viện trợ lương thực và hàng hóa “không ngờ đó lại là chỗ nghẽn trong đàm phán bình thường hóa giữa Việt Nam và Mỹ.”
Phía Hà Nội “kiên quyết đòi” khi viện dẫn điều 21 của bản Hiệp Ðịnh Paris và cả công hàm Tổng Thống Nixon gửi cho Thủ Tướng Phạm Văn Ðồng năm 1973 đề cập đến viện trợ. Nhưng không ngờ lại bị ông Nixon “gài” ngược bằng lời rào đón trong công hàm là viện trợ “theo những quy định của hiến pháp” của mình.
Tổng Thống J. Carter thuộc đảng Dân Chủ nắm quyền lãnh đạo nước Mỹ, muốn thiết lập bang giao với Việt Nam nhưng “ông ta vấp phải một thách thức rất lớn từ phái Cộng Hòa trong Quốc Hội,” ông Bàng nói.
“Từ đầu tháng 5, 1977, khi Mỹ và Việt Nam bắt đầu đàm phán bình thường hóa ở Paris, Hạ Viện Mỹ đã bỏ phiếu cấm bất kỳ viện trợ nào cho Việt Nam,” ông nói.
Sau đó, tình hình khu vực biến chuyển nhanh chóng và dồn dập.
“...nhất là sự căng thẳng với Trung Quốc, với việc cắt viện trợ và rút chuyên gia về nước, và Campuchia, khi chính quyền Khmer Ðỏ đã có các cuộc xâm phạm biên giới phía Tây Nam, lên tiếng đòi xem lại vấn đề phân định lãnh thổ giữa hai nước, cũng như cắt đứt quan hệ ngoại giao”, ông nói. Cũng thời gian này, Việt Nam quyết định bám vào Nga hoàn toàn “chuẩn bị ký hiệp ước liên minh với Nga, cho phép hải quân của họ sử dụng Cam Ranh. Ðổi lại Liên Xô tăng viện trợ cho Việt Nam.” Ông nói Việt Nam chuyển hướng chiến lược nên nhu cầu đòi tái thiết từ viện trợ Mỹ “không còn quan trọng như trước nữa.”
Trước sức ép quá nóng từ phương Bắc, Hà Nội cử một phái đoàn đi Hoa Thịnh Ðốn vì “nếu không có luồng gió ôn hòa từ phía Tây thì căng lắm.”
Ông Nguyễn Cơ Thạch, lúc này là thứ trưởng Ngoại Giao, được cử đi “sang đàm phán kín với Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Holbrooke, chấp nhận bình thường hóa vô điều kiện.”
Tuy nhiên, đạt được thỏa thuận với ông Holbrooke rồi, “ông Thạch chờ suốt mà không có câu trả lời từ Bộ Ngoại Giao Mỹ.” Ông Bàng kể lại rằng: “Sự nhượng bộ của Việt Nam đã quá muộn, bởi, trong thời gian đó, đã có những biến chuyển mạnh mẽ của tình hình thế giới, và Mỹ không thể ứng xử như cũ. Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc lúc đó là ưu tiên hàng đầu của Mỹ.”
Ông Bàng xác nhận phía Việt Nam quá thèm bang giao với Mỹ đến độ cử vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ thời đó là Trần Quang Cơ sang New York từ tháng 9, 1978 và “cố chờ” câu trả lời nên ở đó đợi đến tháng 1, 1979 (gần tới lúc Việt Nam bị Trung Quốc đánh dọc 6 tỉnh biên giới), hy vọng Mỹ thỏa thuận xong với Trung Quốc thì sẽ tính tới chuyện bang giao với Việt Nam nhưng vẫn không thấy gì.
Ông Bàng cho biết phía Việt Nam đã chuẩn bị người để mở đại sứ quán “đâu vào đấy” để mở sứ quán ngay sau khi ký kết bình thường hóa.
Theo ông Bàng, Mỹ tập trung vào “con bài” Trung Quốc, “dựa trên cơ sở sự bất đồng sâu sắc giữa Liên Xô và Trung Quốc, nhằm thay đổi cán cân quyền lực trên thế giới giữa Mỹ và Liên Xô.” Bởi vậy, “đến thời điểm lãnh đạo Việt Nam thực sự mong muốn bình thường hóa ngay với Mỹ, phía Mỹ lại chưa muốn. Bởi, như vậy, họ khó thúc đẩy bình thường hóa và cải thiện quan hệ với Trung Quốc được.”
Ông Bàng cho rằng, trong nỗ lực thiết lập quan hệ với Hoa Kỳ, “Việt Nam đã đi gần đến nơi, nhưng câu chuyện chiến lược đã cản trở. Việt Nam đã tình cờ rơi vào ván bài chiến lược của các nước lớn, và lại là một con bài chẳng mấy quan trọng, có thể bị ‘dập’ bất cứ lúc nào.”
Rồi đến cuối năm 1978 Việt Nam tấn công chiếm đóng Campuchia, thì “mọi mối tiếp xúc (đàm phán bang giao) hầu như bị cắt đứt,” ông nói.
Nước Mỹ tức giận nên “ngay cả vấn đề MIA/POW, một trong những lời hứa của ông Jimmy Carter với hiệp hội những gia đình có người Mỹ mất tích trong chiến tranh khi tranh cử, Mỹ cũng chẳng quan tâm nữa.”
Mãi tới khi kiệt quệ kinh tế, năm 1985 lạm phát lên tới 430% (theo tài liệu Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế), chế độ Hà Nội thấy không còn con đường nào khác ngoài việc “đổi mới” kinh tế để tự cứu mình khỏi thế bị bao vây, cô lập,” Mỹ mới có ý đối thoại trở lại.
Năm 1986, lạm phát Việt Nam là 453.5%, cuối năm, hai Nghị Sĩ Gary Hart và Richard Lugar đến Hà Nội, gặp ông Nguyễn Cơ Thạch.
“Hai điều kiện họ đưa ra để nối lại đàm phán bình thường hóa là giải quyết vấn đề POW/MIA và Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia.” Ông Bàng kể. Việt Nam vội vàng đồng ý nhưng “cho dù Việt Nam đã hoàn tất việc rút quân vào tháng 9, 1989, đến tận năm 1991, phía Mỹ vẫn chưa tin. Họ bảo rằng biết đâu Việt Nam rút ở đầu này, nhưng lại vào Campuchia ở đầu khác.”
Nhiều nghị sĩ Mỹ cũng không tin phía Việt Nam thành thật trong việc hợp tác tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA). Thậm chí phải đưa một phái đoàn Mỹ tới một nhà tù ở Thanh Hóa bị nghi là còn giữ tù binh Mỹ để kiểm soát.
Tới thời TT Clinton, khi Mỹ đồng ý bỏ cấm vận Việt Nam năm 1993, lại “rộ lên chuyện tài liệu Nga.” Thời gian này, vì có tin tung ra từ Nga là tù binh Mỹ được CSVN gửi sang Nga, lại còn được đại tá tình báo Nga Kalugin xác nhận. Hà Nội phải giải thích, chứng minh vất vả mãi đến năm 1994, Mỹ bỏ cấm vận hoàn toàn thì năm sau mới thiết lập được bang giao.
Bây giờ, sau những bước đi chậm chạm, Việt Nam đang cố gắng xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ vẫn chưa gỡ bỏ cấm vận bán võ khí sát thương cho Việt Nam.
Khi gặp Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh bên lề cuộc họp Liên Hiệp Quốc ngày 26 tháng 9, 2011, bà ngoại trưởng Mỹ vẫn đòi hỏi Hà Nội phải cải thiện nhân quyền để hai nước có thể tiến xa hơn nữa trong mối bang giao nhiều mặt. (TN)

Giải Nhân Quyền Đài Loan: Dũng Mặt Dày Như Tấm Thớt


Mylinhng@aol.com

Trước tin tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng giám đốc của tổ chức Boat People SOS nhận được giải Nhân Quyền và được Tổng Thống Mã Anh Cửu trao tận tay (*0), Nhà cầm quyền Hà Nội Nguyễn Tấn Dũng đã điên tiết qua 2 bài báo, đăng trên tờ Công An (*1) và Năng Lượng Mới (*2), dèm pha, hạ nhục TS Thắng bằng những tin tức hoàn toàn sai sự thật. Nhất là 2 vụ nỗi cộm gần đây là vụ buôn người ở Jordan và vụ đàn áp thô bạo của Công An đối với giáo dân Giáo Xứ Cồn Dầu.
Tất cả sự kiện bằng chứng về việc buôn người tại Jordan của Hà Nội đã được phơi bày trước công luận qua hệ thống www.youtube.com. Chỉ cần tìm "buôn người Jordan", "Vũ Phương Anh", hoặc tìm trong www.google.com với "mylinhng@aol.com Jordan", qúy vị sẽ thấy ngay những đoạn video và những bài viết ghi lại những tên làm trong bộ ngoại giao đồng lõa với cảnh sát Jordan, đánh đập, hãm hại những nạn nhân phụ nữ Việt rất đáng thương này. Những phụ nữ này bị sống trong những căn nhà dơ dáy, tồi tàn, không đủ lương thực, nước uống, làm việc lên đến 16 tiếng một ngày và không được lãnh lương đúng như hợp đồng đã ký trước khi đi lao động. Những phụ nữ này như đang sống trong ngục tù, như bị lao động cưỡng bức, không khác gì những người sống đời nô lệ trong thời trung cổ. Thay vì xử phạt những tên bạo ác nằm trong bộ ngoại giao và những tên môi giới, những công ty buôn bán nô lệ, bốc lột tàn nhẫn sức lao động, Nguyễn Tấn Dũng lại bao che cho tội ác này, chẳng một tên nào bị lôi ra tòa án. TS Nguyễn Đình Thắng và tổ chức chống buôn người CAMSA rất xứng đáng được nhận lãnh giải Nhân Quyền Đài Loan khi ra tay cứu giúp hàng trăm nạn nhân đáng thương này.
Cũng trên hệ thống www.youtube.comwww.google.com, qúy vị tìm "Cồn Dầu" sẽ thấy ngay hàng trăm bài viết và video clips về Giáo Xứ Cồn Dầu, trong đó có ghi lại lời chứng của 3 nạn nhân bị tra tấn dã man ngay tại đồn công an, và một nạn nhân khác là anh Nguyễn Thành Năm bị tra tấn lỗ tai ra máu, đến chết. Tất cả chỉ vì bọn quan ô tham lại như tên Nguyễn Bá Thanh, thành ủy Đà Nẵng, muốn cướp đất của giáo dân bán cho ngoại bang. Tên Nguyễn Tấn Dũng, mang chức danh thủ tướng, phải chịu trách nhiệm những cuộc đàn áp đẫm máu giáo dân Cồn Dầu, nhưng hắn vẫn trơ trơ trán bóng mặt dày. Hiện tại vẫn còn 50-70 nạn nhân Cồn Dầu, cũng là những nhân chứng chạy qua Thái Lan xin tỵ nạn chính trị, với sự giúp đỡ của tổ chức Boat People SOS mà TS Nguyễn Đình Thắng đang làm giám đốc.
Văn phòng đại diện Nguyễn Tấn Dũng ở Đài Bắc đã đưa ra thông cáo chỉ trích việc tặng giải này và cho rằng đó là "hành động hoàn toàn sai trái...đã hủy hại chính sách xuất khẩu lao động của Việt Nam". Đây là việc làm trơ trẽn của Dũng đã vi phạm vào chuyện nội bộ của Đài Loan vì chính Dũng cũng từng lên tiếng phản đối với các quốc gia khác vi phạm vào chuyện nội bộ của Việt Nam, khi các quốc gia này lên án sự vi phạm nhân quyền của Dũng.
Việt Nam là đất nước có rất nhiều tài nguyên như dầu lửa, quặng mỏ, tôm, cá, cao su, gạo, trái cây, hạt tiêu, cà phê, trà, hạt điều... Một nhà cầm quyền có trình độ, kiến thức chút đỉnh, không bao giờ để người dân mình thất nghiệp, để người dân mình phải rời bỏ gia đình đi làm lao nô, oshin, hay làm cô dâu (thực ra, đa phần là làm nô lệ tình dục) nơi xứ người. Thực chất, việc "xuất khẩu lao động" ở Việt Nam là một tội ác đối với dân tộc. Nhà cầm quyền Dũng đã gây tội ác chia rẽ toàn dân tộc. Chồng xa vợ xa con, vợ xa chồng xa con, đứa con thiếu cha hoặc mẹ chăm sóc, khó có thể trở thành một công dân tốt trong xã hội được. Ngay cả người chồng vắng vợ, vợ vắng chồng, thì gia đình đó khó mà có hạnh phúc được. Chưa nói đến chuyện hiện tại, có hàng ngàn nạn nhân của cái gọi là "xuất khẩu lao động", đang sống trong rừng nên gọi là "người rừng" tại Pháp, và có thể ở nhiều quốc gia khác mà chúng ta hoàn toàn không biết đến. Những người rừng này sống không có giấy tờ, bị ngược đãi, sống trong những túp lều, thiếu ăn, thiếu nước, phụ nữ bị hãm hiếp..., bất cứ sự kinh hoàng nào cũng có thể xảy ra. Người đi XKLĐ còn phải cầm cố nhà đất. Thực chất của XKLĐ là buôn người, cướp củaDưới trách nhiệm của một thủ tướng, tội ác của Nguyễn Tấn Dũng chất cao như núi.
Nguyễn Tấn Dũng cần phải bị loại trừ khỏi chức vụ thủ tướng và đem ra tòa án xét xử những tội trạng mà Dũng đã gây ra đối với dân tộc Việt Nam.

Ngày 15 tháng 12 năm 2011
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.wordpress.com
Xin phổ biến tự do
PS:
(*0) Date: Wednesday, December 14, 2011, 8:32 PM

Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu (trái) trao giải cho Giám đốc của Boat People SOS Nguyễn Đình Thắng hôm 10/12
Tổng thống Mã Anh Cửu (trái) cũa Dài Loan trao giải "Nhân Quyền" cho TS Nguyễn Dình Thắng
Giám đốc của Boat People SOS

VN phản đối Đài Loan trao giải nhân quyền

Cập nhật: 13:31 GMT – thứ ba, 13 tháng 12, 2011
Cơ quan đại diện của Việt Nam tại Đài Loan đã phản đối giải nhân quyền mà Tổng thống nước này trao cho một tổ chức thuyền nhân.
Việt Nam coi giải thưởng mà Quỹ Dân chủ của Đài Loan dành cho tổ chức Thuyền nhân SOS là “hành động sai trái”, hãng thông tấn Đài Loan đưa tin.
Tổng thống Mã Anh Cửu đã đứng ra trao giải cho Tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc của Bấm Boat People SOS, hay BPSOS, trong một buổi lễ hôm 10 tháng 12.
Ông Mã Anh Cửu được dẫn lời nói:
“Cách đây năm năm, giới truyền thông trong và ngoài nước xem Đài Loan là thiên đường của những kẻ buôn người.
“Ngày nay quốc tế ghi nhận Đài Loan là quốc gia hàng đầu về phòng và chống buôn người. BPSOS và Tiến sỹ Thắng, qua Liên Minh CAMSA, đã đóng góp nhiều cho sự chuyển đổi này.”
Quỹ Dân chủ, Bấm Foundation for Democracy, nói họ đã chọn Boat People SOS là tổ chức nhận Giải thưởng Dân chủ và Nhân quyền Châu Á 2011 sau quá trình chọn lựa kỹ càng và sẵn sàng bảo vệ quyết định này.
“Ngày nay quốc tế ghi nhận Đài Loan là quốc gia hàng đầu về phòng và chống buôn người. BPSOS và Tiến sỹ Thắng…đã đóng góp nhiều cho sự chuyển đổi này.”
Tổng thống Mã Anh Cửu
Văn phòng Kinh tế và Văn hóa của Việt Nam ra tuyên bố nói:
“Đây là việc làm hoàn toàn sai trái.
“Cái gọi là BPSOS thực ra là một tổ chức hải ngoại được thành lập năm 1980 do Nguyễn Đình Thắng đứng đầu.
“Kể từ khi thành lập, tổ chức này đã lạm dụng chiêu bài nhân quyền để trục lợi cho họ và trợ giúp cho nhiều người Việt Nam di cư bất hợp pháp sang Hoa Kỳ và thậm chí để những người này tham gia vào các hành động chống lại Việt Nam, vi phạm công ước quốc tế về nhân quyền và làm phương hại chính sách xuất khẩu lao động của Việt Nam,” theo cơ quan đại diện Việt Nam ở Đài Loan được truyền thông tại đây trích lời.
Lựa chọn kỹ càng
Chủ tịch Quỹ Dân chủ, ông Hoàng Đức Phúc nói quá trình tuyển chọn của quỹ rất kỹ càng với các chuyên gia nội địa xét hồ sơ vòng một.
Sau đó một ủy ban quốc tế với năm thành viên, những người có cam kết lâu dài về nhân quyền, đưa ra quyết định cuối cùng.
BPSOS đã đoạt giải thưởng vì những đóng góp vào việc chống buôn người.
Ông Hoàng nói ông được thông báo cách đây vài tuần rằng BPSOS liên quan tới gian lận và Quỹ Dân chủ đã tiến hành điều tra nhưng không thấy bằng chứng gì về cáo buộc này.
Quỹ Dân chủ, một tổ chức được mô tả là phi đảng phái và phi lợi nhuận, đã lập ra Giải thưởng Dân chủ và Nhân quyền hồi năm 2006 để hỗ trợ các cá nhân và tổ chức thể hiện khả năng lãnh đạo xuất chúng trong việc thúc đẩy sự phát triển dân chủ và nhân quyền một cách hòa bình tại Châu Á.

Hình: Taiwan Presidential Office
Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu là người đã đích thân trao tặng giải thưởng Dân chủ và Nhân quyền 2011 cho Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng.
Đài Loan coi trọng các mối quan hệ với Việt Nam và không hề có ác ý khi trao tặng giải thưởng cho một tổ chức của người Việt ở Mỹ bị Hà Nội tố cáo là gây phương hại cho chính sách xuất khẩu lao động của Việt Nam.

Theo bản tin của hãng thông tấn Trung ương của Đài Loan đánh đi từ Hà Nội hôm thứ 3, ông Hoàng Chí Bằng, Trưởng phòng Đại diện Đài Loan tại Việt Nam, đã phát biểu như thế sau khi Quỹ Dân chủ Đài Loan trao tặng Giải thưởng Dân chủ và Nhân quyền 2011 cho Tổ chức báo nguy cứu người vượt biển (BPSOS) do Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng thành lập ở Mỹ năm 1980.

Một ngày trước đó, Văn phòng Đại diện Việt Nam ở Đài Bắc đưa ra thông cáo chỉ trích việc tặng giải và nói rằng đó là một hành động “hoàn toàn sai trái.” Thông cáo cho rằng Tổ chức báo nguy cứu người vượt biển đã lợi dụng danh nghĩa nhân quyền để mưu lợi riêng và có những hành động bất lợi cho Việt Nam, kể cả việc phá hủy chính sách xuất khẩu lao động của Việt Nam.

Chủ tịch Quỹ Dân chủ Đài Loan, ông Hoàng Đức Phúc, đã bác bỏ tố cáo đó và cho biết tổ chức ông đã điều tra kỹ lưỡng và xác nhận rằng Tổ chức báo nguy cứu người vượt biển đã có những công hiến đáng kể trong lãnh vực chống nạn buôn người và xứng đáng được trao giải. Quỹ này cho biết việc tuyển chọn cuối cùng đã được thực hiện bởi một ủy ban gồm 5 nhân vật có uy tín trong lãnh vực nhân quyền quốc tế, trong đó có ông Nisuke Ando, cựu Chủ tịch Uûy ban Nhân quyền Liên hiệp quốc.

Tại buổi lễ ở Đài Bắc hôm thứ 7 vừa qua, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng đã được Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đích thân trao tặng giải thưởng và nhận chi phiếu 100,000 Mỹ kim từ tay Chủ tịch Quốc hội Đài Loan Vương Kim Bình.

VOA

Đài Truyền hình Quốc gia VN mở hàng đầu năm bằng bài rao giảng đạo đức và văn hóa của kẻ ăn cắp


Phải chăng, cả đất nước đang lâm nạn trộm cắp, chấn lột, cướp giật khắp nơi chính là kết quả của chính sách cướp đoạt của nhà nước cộng sản Việt Nam từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc mà cha con Vũ Văn Hiến, Đài THVN đã thực hiện?

Trên chương trình VTV1 đầu năm mới lúc 1h30 ngày 1/1/2012, Đài Truyền hình Việt Nam có chương trình văn hóa, người đứng rao giảng về văn hóa, đạo đức lại là Kiều Trinh, một người đàn bà có thâm niên và tiền sử trộm cắp đã được cộng đồng mạng vạch rõ từ hơn 10 năm nay.

Nữ Vương Công Lý đã một lần nói đến việc này, thế nhưng có lẽ chỉ vì ‘Đạo đức cộng sản’ dường như đúng với bản chất trộm cắp tham nhũng và cướp đoạt, nên không thể dùng ai khác thay thế người đàn bà trộm cắp này để giáo dục văn hóa, đạo đức cho cả nước.

Cũng cần nhắc lại: Kiều Trinh, người đàn bà nhiều lần thò mặt lên truyền hình để bị la ó và phải xuống, rồi lại mon men leo lên màn hình chính là con gái cựu Tổng Giám đốc Đài THVN – ông Vũ Văn Hiến mới rời chức vụ năm trước. Người thay thế ông ta hiện nay là Trần Bình Minh.
Vũ Văn Hiến

Trong quá trình làm TGĐ Đài THVN, Vũ Văn Hiến đã nổi tiếng về những vụ tham nhũng nổi tiếng nhưng vì là Ủy viên Trung ương Đảng, nên ông ta đã được bao che.

Nhưng, hành động ăn cắp tại nước ngoài của con gái ông ta thì không dễ bao che như trong nước. Trên các diễn đàn mạng internet, những vụ trộm cắp của cô con gái theo nghề ’6 ngón’ của ông bố đã vang dội hơn 10 năm nay và vẫn còn in đậm trên đó.

Nội dung câu chuyện về cô gái yêu của cựu TGĐ Đài THVN như sau:

Sinh năm 1975, Kiều Trinh là con gái cả của ông Vũ Văn Hiến. Cô nàng này nổi tiếng thì ít mà tai tiếng thì nhiều. Năm 2001, khi đang là phóng viên Ban Thời sự- VTV, được cử sang Thụy Điển học 03 tuần, em gái đã không bỏ lỡ cơ hội trổ tài trộm cắp tại nhiều siêu thị.

Ngày 11 tháng 2 năm 2001, Kiều Trinh đã bị cảnh sát thành phố Kalmar- Thụy Điển bắt vì tội ăn trộm. Sau vài ngày chối tội, cuối cùng em gái VTV đã phải thú nhận ăn trộm nhiều loại hàng hóa trị giá hơn 400USD tại một số của hàng ở các thành phố Orebro và Kalmar.

Theo luật pháp Thụy Điển, với số tiền trộm cắp lớn như vậy, lẽ ra cô nàng phải ra tòa xét xử với mức án phạt tù. Tuy nhiên, do thành khẩn khai báo, có giấy của bệnh viện trong nước gửi sang xác nhận tiền sử mắc bệnh tâm thần ( lấy của người khác nhưng không nhớ), số hàng hóa trộm cắp được đưa vào diện giảm giá, nhờ sự can thiệp của Đại sứ quán VN tại Thụy Điển, do lần đầu bị bắt nên Kiều Trinh chỉ bị phạt tiền và trục xuất về nuớc.

Sau 1 tuần bị giam tại Đồn cảnh sát Kalmar, đến ngày 16 tháng 2 năm 2001, Kiều Trinh đã được phóng thích, ngày 18 tháng 2 năm 2001 đáp máy bay về nước. Niềm vui sướng tột cùng đã đến với ông Vũ Văn Hiến vì sau đó ông này vẫn trúng cử Ủy viên TW Đảng và trở thành Tổng giám đốc Đài THVN.
Kiều Trinh, con gái cựu Tổng Giám đốc Đài THVN - ông Vũ Văn Hiến

Phát huy thành tích đã đạt được, năm 2006, trong một chuyến công tại tại Anh, bệnh cũ của Kiều Trinh lại tái phát, cô này lại bị bắt quả tang khi ăn trộm một chiếc máy ảnh kỹ thuật số tại một Shop. Mọi việc vẫn được giải quyết êm thấm.

Năm 2009, sau nhiều lần trộm cắp, đúc kết được nhiều kinh nghiệm lấy hàng không phải trả tiền, ông Vũ Văn Hiến đã ký quyết định kết nạp cô con gái “sáu ngón” vào Đảng và bổ nhiệm làm Trưởng phòng Văn hóa của Ban Thời sự- Đài Truyền hình VN.

Hy vọng, với tài trộm cắp của mình và nghiệp vụ nhào nặn thông tin, bố con ông Hiến sẽ giúp cho mô hình ”Ăn trộm siêu thị” được nhân rộng ra toàn VTV. Nói một cách khác, ở VTV,nếu bạn muốn thành đạt, muốn được kết nạp đảng và bổ nhiệm, trước hết phải thành thạo nghiệp vụ ” mua hàng nhưng quên trả tiền”.

Phải chăng, cả đất nước đang lâm nạn trộm cắp, chấn lột, cướp giật khắp nơi chính là kết quả của chính sách cướp đoạt của nhà nước cộng sản Việt Nam từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc mà cha con Vũ Văn Hiến, Đài THVN đã hướng dẫn và thực hiện?

Đầu năm mới, chương trình đầu tiên của Đài THVN lại do một kẻ cắp đạo diễn. Có phải đây là thông điệp mà nhà nước Việt Nam đang phát đi cho đám quan chức biết rằng: Một năm cướp đoạt và chấn lột mới đã được khởi động?

Thật đúng là hết thuốc chữa.

Khi bà tiến sĩ Hội phụ nữ VN ca bài ca luân lý


Khi bà tiến sĩ Hội phụ nữ VN ca bài ca luân lý
Mới đây báo chí đưa tin tại Hội nghị tập huấn về công tác phòng chống tệ nạn mại dâm được tổ chức mới đây tại Hà Nội, bà tiến sĩ Nguyễn Thị Mai Hoa, phó trưởng Ban Tuyên giáo thuộc Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã phát biểu trước báo giới nêu rõ quan điểm của mình về tệ nạn mại dâm:“Nữ bán dâm sẽ không biết xấu hổ khi cần tiền”.
“Tinh thần” chung trong bài phát biểu của bà tiến sĩ Hoa là cực lực lên án các cô gái bán dâm, xem đó là hình ảnh mang lại nỗi nhục quốc thể, là nguyên nhân dẫn đến đất nước suy nhược: “Mại dâm là nguyên nhân trực tiếp làm suy thoái đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, làm xấu đi hình ảnh đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Mại dâm vẫn là rào cản đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây bất ổn về trật tự chính trị – xã hội”.
Đi xa hơn nữa bà Phó ban tuyên giáo của Hội đã “nâng quan điểm” và mạt sát những phụ nữ bán dâm thật thậm tệ. “Ở bất cứ xã hội nào, phụ nữ làm nghề mại dâm đều bị coi là loại người xấu xa, mạt hạng…bị xã hội, gia đình, người thân coi khinh, dư luận xã hội lên án”.
Và cuối cùng bà đã có câu kết luận thật chua chát và cay nghiệt: “Gái bán dâm sẽ không biết xấu hổ khi cần tiền”.
Thưa bà. Tôi không hiểu bà ở trong tổ chức cao nhất của Hội phụ nữ để làm gì khi mà bà không hề có một lời chia sẻ, cảm thông với những cô gái bán dâm, thay vào đó bao nhiêu tội lỗi, bao nhiêu lời cay độc bà đều đổ lên đầu họ. Bà có biết hầu hết các cô gái bán dâm đều từng mơ ước được học hành lên đến học vị tiến sĩ như bà, được ngồi vào cái ghế phó ban tuyên giáo của hội phụ nữ quốc gia (và sẽ còn tiến xa hơn nữa) như bà hay không? Và có biết bao cô gái muốn thoát ra con đường đó mà nào có được. Tại sao cùng phận nữ nhi má hồng mà bà lại không hề có chụt chạnh lòng, thương cảm cho hoàn cảnh của họ.
Hai cô bé Việt Nam tuổi 8 và 10 trong một nhà chứa ở làng Svay Pak, gần Phnom Penh.

Tôi nghỉ họ đâu đủ tầm và đủ sức để có thể là suy thoái đạo đức của dân tộc, làm mất đi hình ảnh đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Và họ cũng không có đủ thâm độc, nguy hiểm như “các thế lực thù địch” để có thể làm “rào cản” đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, gây “bất ổn” về trật tự chính trị – xã hội. Nếu như nói theo khẩu khí của bà thì chính gái mại dâm đã làm cho đất nước này kiệt quệ, đạo dức xã hội xuống cấp, gây nên bất ổn chính trị – xã hội… Sao đất nước tươi đẹp và giàu mạnh của chúng ta có Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ lại có thể mong manh dể vở đến như vậy. Sao những con điếm xấu xa, mạt hạng như bà nói lại có thể làm được cái chuyện còn ghê gớm hơn đế quốc phản động như vậy!
Gái bán dâm không phải ai cũng thích ăn diện, lười lao động như bà nói mà phần đông trong số họ là do hoàn cảnh đưa đẩy, số phận không sắp đặt cho họ có một cuộc sống bình lặng, êm ấm. Bà nghỉ họ sung sướng lắm hay sao khi phải từ bỏ ước mơ được học hành, được vui chơi, có người yêu thương mình và có một mái ấm gia đình. Phần đông các cô gái bước chân vào cái nghề này không phải vì bản thân họ mà vì hoàn cảnh gia đình. Bà có biết những đồng tiền mà họ kiếm được sẽ giúp cha mẹ già đau ốm ở quê nghèo sống qua ngày, cho các em ăn học để nuôi niềm mơ ước sẽ không đi lại theo con đường của họ. Chắc bà chưa bao giờ phải chạnh lòng khi thấy các cô gái bán hoa khi ra bưu điện gửi tiền về cho gia đình mà không biết viết. Có cô gái bị bắt vào trại phục hồi nhân phẩm còn nhắn lại với bảo kê, tú bà hàng tháng cứ gửi dùm tiền về cho cha mẹ rồi mai mốt ra trại làm lại trả nợ… Rồi có những phụ nữ đã bước sang tuổi 40 – 50 vẫn phải đi bán dâm hàng đêm, họ đâu còn đủ sức để mà đua đòi ăn diện chẳng qua là vì đói nghèo.
Nói cho công tâm, trong bài phát biểu của mình bà cũng chỉ ra hoàn cảnh đã đưa đẩy họ vào con đường này: “Nông dân thiếu ruộng sản xuất do bị thu hồi, công nhân thiếu việc làm do ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới cộng với tình hình di dân tự do phát triển nên tình hình tệ nạn mại dâm nói riêng diễn biến phức tạp và tiềm ẩn phức tạp”. Hì hì đúng là giọng điệu của dân tuyên giáo. Diễn biến phức tạp và tiềm ẩn phức tạp là cái giống gì? Sao bà không nói huỵch toẹt là dạo này ở quê không có đất làm ruộng, ở thành thị thì không có việc làm nên người ta đổ xô đi làm đĩ và số lượng đĩ năm tới sẽ cao hơn cùng kỳ năm nay.
Bà có đau lòng hay không khi báo đưa tin “Gần 70 cô gái chen chân dự tuyển lấy chồng Hàn Quốc, “126 cô gái VN bị rao bán như hàng hóa ở Malaysia”… Bà có biết khi bước chân vào nghề này họ đã chấp nhận mọi đắng cay, bị hành hạ đánh đập, bóc lột như nô lệ. Rồi hàng ngàn cô gái bị bán sang nước ngoài làm điếm chịu bao đọa đày tủi nhục. Rồi hàng vạn cô dâu Việt bán thân sang xứ người với chuỗi ngày đầy nước mắt, trong đó có người bị chồng đánh đập cho đến chết, có người không chịu nỗi cảnh sống địa ngục đã phải nhảy lầu tự tử.
Sao lúc đó chẳng thấy Hội phụ nữ của bà đâu cả, sao không thấy bà hiệu triệu chị em phụ nữ xuống đường vạch mặt bọn đầu gấu, tú bà, bọn buôn người bất nhân. Chắc lúc đó bà đang bận đăng đàn chưởi gái mại dâm.

Nếu cần tiền thì không riêng gì gái mại dâm mà hầu hết mọi người đều không biết xấu hổ. Nếu cần tiền để chữa chạy cho con đang nằm viện thì thằng đực rựa vừa xấu vừa già như tôi cũng sẵn sàng bán dâm (nếu có người mua) mà không biết xấu hổ. Chỉ đáng khinh là có người đã có quyền, có tiền mà vẫn làm điều đáng hổ thẹn như chạy chức chạy quyền, chạy bằng cấp, dối trên gạc dưới, vơ vét, tham ô, sống vô cảm với đồng bào, có khi đi lên bằng chính thân xác của mình. Thưa bà chính những người như thế mới làm xấu đi hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam đó.
Về câu nói gái mại dâm “Làm xấu đi hình ảnh đẹp của người phụ nữ Việt Nam” tôi thấy bà đã hơi quá lời rồi đó. Người nước ngoài, nhất là báo chí nước ngoài khi nhìn nhận, đánh giá về nạn mãi dâm ở VN họ không hề đổ lỗi hoặc coi thường người phụ nữ mà thay vào đó là sự cảm thông, chia sẻ. Họ không lên án gái bán dâm mà mổ xẻ tìm ra nguyên nhân nào đã đưa đẩy người phụ nữ vào con đường này và tìm ra lối thoát cho họ. Đó chính là cách nhìn “biện chứng” và nhân văn chứ không quy chụp, miệt thị như bà. Ở bất cứ đất nước văn minh nào trên thế giới đều có phố đèn đỏ nhưng chẳng ai xem thường, có cái nhìn xấu về hình ảnh người phụ nữ ở những đất nước đó cả. Cũng như nghề mại dâm ở VN đã có từ thời xa xưa (có một thời ta đã ngộ nhận “là tàn dư của chế độ cũ”) và đến nay nó đã tiếp tục phát triển như một quy luật tất yếu của xã hội loài người. Và chính vì vậy mà hình ảnh người phụ nữ Việt Nam chẳng xấu hoặc tốt hơn lên vì nghề mại dâm cả.
Bà nói “Gái bán dâm sẽ không biết xấu hổ khi cần tiền” đúng nhưng chưa đủ. Nếu cần tiền thì không riêng gì gái mại dâm mà hầu hết mọi người đều không biết xấu hổ. Nếu cần tiền để chữa chạy cho con đang nằm viện thì thằng đực rựa vừa xấu vừa già như tôi cũng sẵn sàng bán dâm (nếu có người mua) mà không biết xấu hổ. Chỉ đáng khinh là có người đã có quyền, có tiền mà vẫn làm điều đáng hổ thẹn như chạy chức chạy quyền, chạy bằng cấp, dối trên gạc dưới, vơ vét, tham ô, sống vô cảm với đồng bào, có khi đi lên bằng chính thân xác của mình. Thưa bà chính những người như thế mới làm xấu đi hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam đó.
Tất nhiên trong bất cứ xã hội từ cổ chí kim nào thì không ai cổ súy, ca ngợi cho cái nghề bán dâm, nhưng để mà đánh giá họ là xấu xa, mạt hạng, bị coi khinh, lên án như bà thì thật là kinh quá. Trong khi Quốc Hội đang bàn thảo có nên xem mại dâm là một nghề và mới đây bà Lê Thị Hà, Phó cục trưởng cục tệ nạn xã hội phát biểu rất nhân bản: “Vì nhiều hoàn cảnh xô đẩy mà phụ nữ phải bước vào con đường mại dâm nên phải giúp đỡ để họ tiếp cận các dịch vụ xã hội, giúp họ bớt bị tổn thương” thì bà đã lại có những phát ngôn ấn tượng quá.
Viết đến đây tôi lại nhớ đến bài hát “Nhăng nhố” của nhạc sĩ Trần Tiến. Bài hát mà nếu ai nghe qua dù sắt đá, cay nghiệt lắm cũng phải mềm lòng. “Để mai em lấy được anh chồng hiền. Thì ta sẽ đến tặng em thật nhiều. Nhiều bông hoa trắng… triệu bông hoa trắng. Để em lên xe hoa, hoa trắng giăng đầy. Em hết những ngày lang thang.”
Nếu không yêu thương được thì xin bà đừng rẻ rúng làm tổn thương họ.
Nguyễn Dương
Nguồn: quechoa.info

Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

Hóa ra đều ăn cắp hết


Nguời Buôn Gió - Dạo này mình có mấy ông bạn hay nói chuyện với nhau. Các ông bạn đều hơn mình chục tuổi, có ông sắp làm ông ngoại . Có ông là kỹ sư, ông làm văn hóa, ông làm giám đốc...toàn đạo mạo, nghiêm chỉnh.

Đêm nọ hết trò, mình lấy cơm nguội, nói là cơm nguội nhưng mà nguội của gạo Tám thơm. Mình nấu cháo, cháo nhừ sắp ăn được thì cho pate vào quấy lên tan đều, gia vị vừa đủ. Múc ra bát, rắc hạt tiêu, ớt bột, hành phi mấy anh em cùng xì xụp chén. Ai cũng khen ngon, chuyện đêm đông lạnh giá có bát cháo nóng, thơm phức và hớp rượu mật ong. Làm gì chả ngon.

Cháo ấm bụng, rượu ấm lòng. Xong quay ra pha trà ngồi tán phét. Nhân chuyện bữa cháo lại thành miếng ăn từ hồi bao cấp. Hóa ra ông nào hồi ấy cũng đi ăn cắp cả. Ông ở quê thì đi đào trộm khoai của hợp tác xã, thậm chí khoai giống cũng đào trộm. Lại còn khen là khoai ngon, bùi, thơm.

Ông thì ở Hà Nội, bé toàn đi ra cửa hàng mậu dịch rau xanh để ăn cắp củ cải , su hào về muối ăn dần. Ông thì chuyên nghiệp hơn làm miếng sắt tây cắt vát nhọn rồi cuốn lại thành cái công cụ ăn trộm gạo. Đợi rình ở cửa hàng bán gạo người ta sơ sểnh là thúc cái ống nhọn đấy vào bao tải gạo, gạo chảy ra hứng vào túi vải đe bên hông, xong rút ra , phủ áo xuống là vô tư lượn về. Rồi ông đi làm công nhân nhà máy cao su thì ăn cắp mủ, ông làm thợ sơn thì cho sơn vào cà mèn cơm xách về, ông làm cơ khi cuốn dây thép quanh bụng để về nhà gia công làm đinh.

Mình ngẩn người, tưởng có mình hồi bé mới đi ăn cắp đủ thứ rau, củ, quả ở chợ hàng Bè, Đông Xuân hóa ra các ông đạo mạo như thế này hồi trước cũng đi '' chợ búa'' như mình cả.

Chuyện xong, dường như cũng thấy rượu vào lời ra, giờ toàn bậc cha chú cả. Các ông ý cũng ngại ngần, sau cùng cả hội tự dưng thốt.

- Đm hồi đó không ăn cắp vặt thì chết đói.

Giờ nhìn cảnh bên Bắc Hàn, đói cũng y như Việt Nam năm nào. Không biết dân Bắc Hàn có biết xoay sở ăn cắp như tụi mình không. Nhìn thấy tuyết rơi rét mướt thế, không ăn cắp thực phẩm thì sức đâu chống cái lạnh và để khóc lãnh tụ cơ chứ.

Nguời Buôn Gió

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Vì sao người giàu Trung Quốc di cư ra nước ngoài, nhất là muốn sang Mỹ ?


Một vài tháng trở lại đây, tin tức về việc những người Trung Quốc giàu có đổ xô di cư ra nước ngoài xuất hiện trên tất cả các phương triện truyền thông trong và ngoài Trung Quốc, việc này đã trở thành tâm điểm của công luận.

Một vài tháng trở lại đây, tin tức về việc những người Trung Quốc giàu có đổ xô di cư ra nước ngoài xuất hiện trên tất cả các phương triện truyền thông trong và ngoài Trung Quốc, việc này đã trở thành tâm điểm của công luận.



Khẩu hiệu trên tấm bảng: "Mua nhà, lấy thẻ xanh"


Có bốn vấn đề liên quan trong sự kiện này:



Thứ nhất, chính xác có bao nhiêu người giàu Trung Quốc đang có kế hoạch di cư? Theo cuốn sách mới xuất bản của Hu Run, có hơn 950.000 triệu phú, trong đó 46% đang cân nhắc di cư, 14% đã rời đi hoặc đang nộp đơn xin nhập cư, và 76% các gia đình có tài sản hơn 100 triệu nhân dân tệ muốn di cư.

Thứ hai, những người di cư giàu có này là những người có quyền lực, danh vọng, tiền bạc và tài năng – đó là những người ưu tú của xã hội.

Thứ ba, một phân tích về nguyên nhân của sự di cư – để bảo vệ tài sản cá nhân – cho thấy rằng một “cuộc sống có chất lượng tốt hơn” chỉ là một lý do bề mặt. Lý do chính là nền kinh tế Trung Quốc đã bước vào giai đoạn nguy hiểm nhất của nó.

Thứ tư, những người giàu Trung Quốc đều sẽ nhập cư tới châu Âu và Mỹ, do đó để lại Trung Quốc một sự thiếu hụt tiền mặt cực độ, làm cho nền kinh tế ở Trung Quốc đang nguy cơ sụp đổ.

Một khám phá xa hơn nữa sau khi phân tích sâu sắc sự di cư của những người giàu có.

Thứ nhất, nhóm những người giàu Trung Quốc là những người được hưởng lợi trong 3 thập kỷ qua và có mối quan hệ sâu sắc với chính quyền ĐCSTQ. Họ là những người nắm chắc tình hình nội bộ nhất. Họ biết được tính chất nghiêm trọng của các vấn đề ở Trung Quốc và tính cấp bách của thời gian. Nói một cách so sánh, họ giống như những loài động vật chạy trốn khi động đất, rời đi trước khi thảm họa bùng nổ.





20 người Trung Quốc bị bắt vì cố vượt biên trái phép sang Mỹ (Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, 2008)


Thứ hai, những người giàu có này là thành phần ưu tú của xã hội. Họ không muốn sự giàu có và vinh quang của họ bị diệt vong cùng với Trung Quốc. Ngoài ra, sự ra đi của họ có nghĩa là đất nước này đang đánh mất tài năng và nguồn vốn. Chảy máu chất xám là một dấu hiệu quan trọng của sự thất bại.

Thứ ba, những người di cư giàu có của Trung Quốc vẫn là một con số khá nhỏ sơ với dân số. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng đến tất cả các thành phần xã hội sẽ rất lớn. Nó sẽ dẫn đến một “tác dụng cảnh báo” cho mọi người và sẽ làm lung lay sự tin tưởng mỏng manh của họ về một “xã hội hài hòa”.

Sự lựa chọn đầu tiên cho những người giàu Trung Quốc di cư không phải là những nước đang phát triển, mà là Bắc Mỹ – cụ thể là Canada và Hoa Kỳ. Trong số báo ra ngày 11 tháng 9 năm 2011 của Forbes, bài báo có tiêu đề Tại sao người giàu Trung Quốc muốn di cư tới Mỹ đã liệt kê những ưu thế của chế độ Mỹ, chẳng hạn như nền kinh tế tự do kinh doanh và sự cung cấp hàng hóa công cộng cơ bản của chính phủ. Có lẽ điều mỉa mai nhất là, mặc dù Trung Quốc đã trở thành một nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới chỉ đứng sau Mỹ, nhưng người ta chỉ thấy người Trung Quốc đang tiếp tục di cư tới phương Tây chứ không thấy người nước ngoài nhập cư vào Trung Quốc.
(Theo kanzhongguo, tin180)



KHI BÀ TIẾN SĨ HỘI PHỤ NỮ VIỆT NAM CA BÀI CA LUÂN LÝ




NGUYỄN DƯƠNG



 

Mới đây báo chí  đưa tin tại Hội nghị tập huấn về công tác phòng chống tệ nạn mại dâm được tổ chức mới đây tại Hà Nội, bà tiến sĩ  Nguyễn Thị Mai Hoa, phó trưởng Ban Tuyên giáo thuộc Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã phát biểu trước báo giới nêu rõ quan điểm của mình về tệ nạn mại dâm:“Nữ bán dâm sẽ không biết xấu hổ khi cần tiền”. 


“Tinh thần” chung trong bài phát biểu của bà tiến sĩ Hoa là cực lực lên án các cô gái bán dâm, xem đó là hình ảnh mang lại nỗi nhục quốc thể, là nguyên nhân dẫn đến đất nước suy nhược: 

“Mại dâm là nguyên nhân trực tiếp làm suy thoái đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, làm xấu đi hình ảnh đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Mại dâm vẫn là rào cản đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây bất ổn về trật tự chính trị – xã hội”.


Đi xa hơn nữa bà Phó ban tuyên giáo của Hội đã “nâng quan điểm” và mạt sát những phụ nữ bán dâm thật thậm tệ. “Ở bất cứ xã hội nào, phụ nữ làm nghề mại dâm đều bị coi là loại người xấu xa, mạt hạng…bị xã hội, gia đình, người thân coi khinh, dư luận xã hội lên án”.


Và cuối cùng bà đã có câu kết luận thật chua chát và cay nghiệt: “Gái bán dâm sẽ không biết xấu hổ khi cần tiền”.


Thưa bà. Tôi không hiểu bà ở trong tổ chức cao nhất của Hội phụ nữ để làm gì khi mà bà không hề có một lời chia sẻ, cảm thông với những cô gái bán dâm, thay vào đó bao nhiêu tội lỗi, bao nhiêu lời cay độc bà đều đổ lên đầu họ. Bà có biết hầu hết các cô gái bán dâm đều từng mơ ước được học hành lên đến học vị tiến sĩ như bà, được ngồi vào cái ghế phó ban tuyên giáo của hội phụ nữ quốc gia (và sẽ còn tiến xa hơn nữa) như bà hay không?  Và có biết bao cô gái muốn thoát ra con đường đó mà nào có được. Tại sao cùng phận nữ nhi má hồng  mà bà lại không hề có chụt chạnh lòng, thương cảm cho hoàn cảnh của họ.


Tôi nghỉ họ đâu đủ tầm và đủ sức để có thể là suy thoái đạo đức của dân tộc, làm mất đi hình ảnh đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Và họ cũng không có đủ thâm độc, nguy hiểm như “các thế lực thù địch” để có thể làm “rào cản” đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, gây “bất ổn” về trật tự chính trị – xã hội. Nếu như nói theo khẩu khí của bà thì chính gái mại dâm đã làm cho đất nước này kiệt quệ, đạo dức xã hội xuống cấp, gây nên bất ổn chính trị -  xã hội… Sao đất nước tươi đẹp và giàu mạnh của chúng ta có Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ lại có thể mong manh dể vở đến như vậy. Sao những con điếm xấu xa, mạt hạng như bà nói lại có thể làm được cái chuyện còn ghê gớm hơn đế quốc phản động như vậy!


Gái bán dâm không phải ai cũng thích ăn diện, lười lao động như bà nói mà phần đông trong số họ là do hoàn cảnh đưa đẩy, số phận không sắp đặt cho họ có một cuộc sống bình lặng, êm ấm. Bà nghỉ họ sung sướng lắm hay sao khi phải từ bỏ ước mơ được học hành, được vui chơi, có người yêu thương mình và có một mái ấm gia đình. Phần đông các cô gái bước chân vào cái nghề này không phải vì bản thân họ mà vì hoàn cảnh gia đình. Bà có biết những đồng tiền mà họ kiếm được sẽ giúp cha mẹ già đau ốm ở quê nghèo sống qua ngày, cho các em ăn học để nuôi niềm mơ ước sẽ không đi lại theo con đường của họ. Chắc bà chưa bao giờ phải chạnh lòng khi thấy các cô gái bán hoa khi ra bưu điện gửi tiền về cho gia đình mà không biết viết. Có cô gái bị bắt vào trại phục hồi nhân phẩm còn nhắn lại với bảo kê, tú bà hàng tháng cứ gửi dùm tiền về cho cha mẹ rồi mai mốt ra trại làm lại trả nợ… Rồi có những phụ nữ đã bước sang tuổi 40 – 50 vẫn phải đi bán dâm hàng đêm, họ đâu còn đủ sức để mà đua đòi ăn diện chẳng qua là vì đói nghèo.


Nói cho công tâm, trong bài phát biểu của mình bà cũng chỉ ra hoàn cảnh đã đưa đẩy họ vào con đường này: “Nông dân thiếu ruộng sản xuất do bị thu hồi, công nhân thiếu việc làm do ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới cộng với tình hình di dân tự do phát triển nên tình hình tệ nạn mại dâm nói riêng diễn biến phức tạp và tiềm ẩn phức tạp”. Hì hì đúng là giọng điệu của dân tuyên giáo. 


Diễn biến phức tạp và tiềm ẩn phức tạp là cái giống gì? Sao bà không nói huỵch toẹt là dạo này ở quê không có đất làm ruộng, ở thành thị thì không có việc làm nên người ta đổ xô đi làm đĩ và số lượng đĩ năm tới sẽ cao hơn cùng kỳ năm nay. 


Bà có đau lòng hay không khi báo đưa tin  “Gần 70 cô gái chen chân dự tuyển lấy chồng Hàn Quốc, “126 cô gái VN bị rao bán như hàng hóa ở Malaysia”… Bà có biết khi bước chân vào nghề này họ đã chấp nhận mọi đắng cay, bị hành hạ đánh đập, bóc lột như nô lệ. Rồi hàng ngàn cô gái bị bán sang nước ngoài làm điếm chịu bao đọa đày tủi nhục. Rồi hàng vạn cô dâu Việt bán thân sang xứ người với chuỗi ngày đầy nước mắt, trong đó có người bị chồng đánh đập cho đến chết, có người không chịu nỗi cảnh sống địa ngục đã phải nhảy lầu tự tử.


Sao lúc đó chẳng thấy Hội phụ nữ của bà đâu cả, sao không thấy bà hiệu triệu chị em phụ nữ  xuống đường vạch mặt bọn đầu gấu, tú bà, bọn buôn người bất nhân. Chắc lúc đó bà đang bận đăng đàn chưởi gái mại dâm.


Về câu nói gái mại dâm “Làm xấu đi hình ảnh đẹp của người phụ nữ Việt Nam” tôi thấy bà đã hơi quá lời rồi đó. Người nước ngoài, nhất là báo chí nước ngoài khi nhìn nhận, đánh giá về nạn mãi dâm ở VN họ không hề đổ lỗi hoặc coi thường người phụ nữ mà thay vào đó là sự cảm thông, chia sẻ. Họ không lên án gái bán dâm mà mổ xẻ tìm ra nguyên nhân nào đã đưa đẩy người phụ nữ vào con đường này và tìm ra lối thoát cho họ. Đó chính là cách nhìn “biện chứng” và nhân văn chứ không quy chụp, miệt thị như bà. Ở bất cứ đất nước văn minh nào trên thế giới đều có phố đèn đỏ nhưng chẳng ai xem thường, có cái nhìn xấu về hình ảnh người phụ nữ ở những đất nước đó cả. Cũng như nghề mại dâm ở VN đã có từ thời xa xưa  (có một thời ta đã ngộ nhận “là tàn dư của chế độ cũ”) và đến nay nó đã tiếp tục phát triển như một quy luật tất yếu của xã hội loài người. Và chính vì vậy mà hình ảnh người phụ nữ Việt Nam chẳng xấu hoặc tốt hơn lên vì nghề mại dâm cả.


Bà nói “Gái bán dâm sẽ không biết xấu hổ khi cần tiền” đúng nhưng chưa đủ. Nếu cần tiền thì không riêng gì gái mại dâm mà hầu hết mọi người đều không biết xấu hổ. Nếu cần tiền để chữa chạy cho con đang nằm viện thì thằng đực rựa vừa xấu vừa già như tôi cũng sẵn sàng bán dâm (nếu có người mua) mà không biết xấu hổ. Chỉ đáng khinh là có người đã có quyền, có tiền mà vẫn làm điều đáng hổ thẹn như chạy chức chạy quyền, chạy bằng cấp, dối trên gạc dưới, vơ vét, tham ô, sống vô cảm với đồng bào, có khi đi lên bằng chính thân xác của mình. Thưa bà chính những người như thế mới làm xấu đi hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam đó.


Tất nhiên trong bất cứ xã hội từ cổ chí kim nào thì không ai cổ súy, ca ngợi cho cái nghề bán dâm, nhưng để mà đánh giá họ là xấu xa, mạt hạng, bị coi khinh, lên án như bà thì thật là kinh quá. Trong khi Quốc Hội đang bàn thảo có nên xem mại dâm là một nghề và mới đây bà Lê Thị Hà, Phó cục trưởng cục tệ nạn xã hội phát biểu rất nhân bản: “Vì nhiều hoàn cảnh xô đẩy mà phụ nữ phải bước vào con đường mại dâm nên phải giúp đỡ để họ tiếp cận các dịch vụ xã hội, giúp họ bớt bị tổn thương” thì bà đã lại có những phát ngôn ấn tượng quá.


Viết đến đây tôi lại nhớ đến bài hát “Nhăng nhố” của nhạc sĩ Trần Tiến. Bài hát mà nếu ai nghe qua dù sắt đá, cay nghiệt lắm cũng phải mềm lòng. “Để mai em lấy được anh chồng hiền. Thì ta sẽ đến tặng em thật nhiều. Nhiều bông hoa trắng… triệu bông hoa trắng. Để em lên xe hoa, hoa trắng giăng đầy. Em hết những ngày lang thang.”


Nếu không yêu thương được thì xin bà đừng rẻ rúng làm tổn thương họ.


Tác giả gửi cho Quê choa


Chết Bởi Thức Ăn và Thuốc Uống Độc Hại Của Trung Quốc.



Nguồn: chuacuuthe.com

Chết bởi Trung Quốc: Thực phẩm, hàng dỏm và hàng rẻ

VRNs (29.12.2011)

Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất về Thủy sản cho Hoa Kỳ, cung cấp then chốt về thịt gà và chiếm 2/3 lượng trà thế giới đang dùng, cung cấp hơn 60% nước táo đặc, 50% tỏi và những số lượng đáng kể về mọi thứ từ lê đóng hộp và nấm đóng hộp đến mật ong thường và mật ong chúa.

Trung Quốc còn là nơi sản xuất 70% pennicillin của thế giới, 50% aspirin và 33% Tylenol. Các công ty dược phẩm Trung Quốc cũng chiếm lĩnh nhiều thị trường thế giới về kháng sinh, enzyme, acid amino, thuốc bổ. Trung Quốc còn chiếm lĩnh đến 90% thị trường thế giới về Vitamin C, đóng vai trò hàng đầu trong việc sản xuất Vitamin A, B12 và E, bên cạnh những thành tố gốc trong các thuốc mutivitamins.

Những thực phẩm và dược phẩm nói trên của Trung Quốc mang đầy chất độc. Đó là lý do tại sao thực phẩm và thuốc men của Trung Quốc luôn luôn bị nêu tên đầu bảng trong số những món bị chận lại ở các cửa khẩu và thu hồi bởi Cơ quan thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ và Cơ quan an toàn Thực phẩm Âu Châu. Tác giả đã liệt kê một số những vụ án liên quan đến việc gian thương Trung Quốc đầu độc người tiêu dùng như sau:

Thứ nhất là vụ bỏ chất Melanine trong sữa. Chất Melanine thực sự là một hóa chất có giá trị – khi nó không được lén lút bỏ vào thức ăn. Nếu bỏ chất melanine vào trong thức ăn cho gà, chó mèo, sữa, hay sữa bột trẻ em thì nó phá hủy hai trái thận nhanh hơn bất kỳ thứ gì khác. Sở dĩ gian thương Trung Quốc cho melanine vào trong thực phẩm vì số lượng nitrogen cao trong melanine sẽ làm tăng chỉ số chất đạm (protein). “Sự giả mạo protein của Trung Quốc” như thế, nhằm đánh lừa những nhân viên kiểm tra thực phẩm về độ protein trong các thực phẩm. Vì melanine rẻ hơn protein rất nhiều, pha chế thêm melamine sẽ mang lại nhiều tiền cho bọn tội phạm. Năm 2008 có gần 300 ngàn trẻ em Trung Quốc bị bệnh và sáu trẻ em chết vì 22 hãng sữa Trung Quốc âm mưu bỏ chất melanine vào sữa nước và sữa bột trẻ em.

Thứ hai là vụ bỏ chất Heparin vào thức ăn. Chất Heparin là một hoạt chất chống đông máu rất phổ thông trong những vụ giải phẫu và chuyền máu cũng như lọc thận, được tinh chế từ màng nhờn của ruột heo. Để tăng lời, gian thương Trung Quốc đã bỏ thêm vào heparin một chất có hoạt tính tương tự như heparin nhưng nguy hiểm chết người, đó là chất chondroitin sulfate với nồng độ sulfate quá tải, đưa đến những phản ứng trầm trọng có thể giết người như hạ áp huyết, thở rút, nôn mửa và tiêu chảy. Điều đáng ghê sợ là tà chất này rất giống heparin khiến việc điều tra tạp chất heparin rất khó khăn; tà chất này lại rẻ gấp 100 lần với giá trung bình $9 một pound so với heparin $900 một pound. Lòng tham vô đáy của gian thương khiến họ đã trộn tới 50% hóa chất giả này trong thuốc heparin bán trên thị trường. Cho tới nay, thuốc heparin của Trung Quốc đã giết hằng trăm người Mỹ và làm hằng ngàn người trọng thương.

Thứ ba là thức ăn Trung Quốc bị ô nhiễm trầm trọng. Sự ô nhiễm môi trường với các chất thải độc địa ngấm sâu vào đất đai, nước uống, không khí … khiến Trung Quốc – cái nôi sản xuất của thế giới và cũng là môi trường ô nhiễm tệ nhất hoàn cầu – biến thành địa điểm xuất cảng những thức ăn và sản phẩm nhiễm độc tố đủ loại từ chì, chất hóa học, thuốc trừ sâu bọ, kim loại, thủy ngân….. Ví dụ Hoa Kỳ nhập khẩu nước táo từ Trung Quốc mỗi năm lên đến 500 triệu gallons có chứa độc tố arsenic, một chất kim loại nặng có thể tạo ung thư nằm trong đất trồng táo tại Trung Quốc. Hoặc những loại trà nhập khẩu từ Trung Quốc có chứa chất chì vì bọn gian thương Trung Quốc đã trải lá trà ra trên sàn một nhà kho vĩ đại rồi lái xe truck lên trên để khói thải từ ống bô của xe làm trà mau khô hơn. Vì Trung Quốc dùng xăng có chì, không có cách nào hữu hiệu hơn để biến những lá trà xanh thành một loại vũ khí giết người hàng loạt. Ngoài ra, gian thương Trung Quốc còn làm gạo plastic bán cho những người dân làng nghèo đói Trung Quốc: Theo một giới chức của Hiệp Hội Tiệm Ăn Trung Hoa thì “ăn ba chén cơm gạo này sẽ tương đương với việc nuốt nguyên một bịch ny lông”.

Chương 3:Chết Bởi Hàng Dỏm, Hàng Rẻ Tiền Của Trung Quốc.

Hàng hóa của Trung Quốc có một đặc điểm chung là giá rẻ (người ta hay nói đùa là giá rẻ hơn bèo). Chính vì giá rẻ nên người ta không cần cân nhắc, so đo giá cả khi mua và vì thế theo tác giả đã xảy ra rất nhiều tai nạn cho người tiêu thụ như:

-Bạn gãy cổ khi một cái dè tồi trên xe đạp rơi vào bánh xe và ném bạn qua tay lái.
-Đứa con trai của bạn đang chơi bóng chày và bị một quả bóng rơi ngay trên “mũ an toàn” – cái mũ vỡ tan tành khi bị quá bóng rơi trúng; đầu cháu bị thương tích.

-Một người khách ngồi xem trận đấu Super Bowl bị phỏng tay vì cái Remote TV bị bốc cháy trong tay.

-Nhà người láng giềng của bạn bị cháy rụi vì cái quạt bị chạm điện.

-Người bạn thân nhất của bạn bị thương khi điện thoại di động trong túi phát nổ và bắn mảnh vào tim.

Sở dĩ gian thương Trung Quốc không quan tâm đến yếu tố an toàn cho người tiêu thụ và các nhà sản xuất Trung Quốc không sợ bị trừng phạt vì có bị kiện ra tòa họ cũng được nhà nước Bắc Kinh bao che và nhất là rất khó theo đuổi một vụ kiện đòi bồi thường tại Hoa Kỳ hay tại Trung Quốc. Ngoài ra, cán bộ kiểm phẩm an toàn của Trung Quốc đã bị mua từ trên cao xuống đến thấp. Đây là bộ máy tham ô và tồi bại nhất thế giới. Tác giả đã nêu ra một số tai hại gây ra bời những hàng dỏm của Trung Quốc như sau:

Thứ nhất là vụ tường tiền chế (Drywall) của Trung Quốc. Bọn gian thương Trung Quốc đã pha vào thạch cao những tro phế thải từ các nhà máy Trung Quốc chạy bằng than có nồng độ lưu huỳnh cao, để sản xuất ra tường tiền chế bán sang Hoa Kỳ. Chất độc lưu huỳnh trong tường tiền chế của Trung Quốc không những làm không khí trong nhà ngửi giống như trứng thối và tấn công hệ thống khí quản, mà chất ga lưu huỳnh rất mạnh nên còn làm xói mòn các đường ống, và làm hỏng các máy móc và hệ thống quạt, sưởi, điều hòa không khí, biến nữ trang bằng bạc thành màu đen, và giết chết chó mèo trong nhà. Tường tiền chế làm từ Trung Quốc đã được phát hiện trong khoảng 100 ngàn căn nhà mới tại nhiều tiểu bang ở Hoa Kỳ.

Thứ hai là vụ chì trong đồ chơi trẻ con. Chất chì cho vào sơn làm khô rất nhanh và do đó làm giảm đáng kể chi phí sản xuất. Chì cũng là chất có giá thành thấp và mềm dẻo hơn thay thế cho các kim loại đắt tiền hơn như niken và bạc trong các sản phẩm như đồ trang sức và nữ trang rẻ tiền. Nhưng, chất chì tấn công trẻ con khốc liệt vì bộ óc và cơ thể đang phát triển của chúng rất nhạy cảm dù với lượng tương đối nhỏ của kim loại nặng. Chỉ từ những lượng chì rất nhỏ, trẻ con có thể bị những thương tổn không thể hồi phục được, mà trong cuộc sống sau này chúng sẽ sinh ra bất cứ thứ bệnh gì, từ rối loạn thiếu sự tập trung và tính hiếu động thái quá, cho đến hành xử tội phạm, phình não, và hư hoại cơ quan trọng yếu.

Thứ ba là chất độc Cadmium trong đồ chơi trẻ em. Chất cadmium là một chất độc hại khủng khiếp. Chất này có thể sinh ra ung thư, sinh ra các phản ứng hô hấp rất nghiêm trọng như viêm phổi độc tính và đau phổi. Cadmium cũng có thể hút mật độ của các tỷ trọng chất khoáng (mineral) ra khỏi xương, do đó gây ra cơn đau xương sống và khớp trầm trọng trong khi làm tăng các rủi ro gãy xương; và có thể gây ra rối loạn hoạt động thận dẫn đến hôn mê. Gian thương Trung Quốc dùng chất này sơn lên trên các đồ trang sức bán cho trẻ em vì khó phát hiện hơn chì và làm màu sắc óng ả. Trong năm 2010, Walmart đã bị phát giác việc bán các vòng/dây chuyền cho trẻ em có pha cadmium, được sản xuất để mô phỏng các nhân vật trong bộ phim Disney Công Chúa và Chú Ếch.

Thứ tư là lừa bịp chất lượng. Bên cạnh việc sử dụng chất độc trong sản phẩm, các gian thương Trung Quốc còn nổi tiếng trên thế giới là “hàng dỏm”, tức hàng thiếu chất lượng. Sự lừa bịp chất lượng này diễn ra bằng cách ở giai đoạn đầu, công ty sản xuất Trung Quốc chế tạo ra một loạt hàng mẫu đúng chất lượng theo yêu cầu của công ty Mỹ. Thế là công ty Mỹ hài lòng và đã ký hợp đồng sản xuất với công ty Trung Quốc với một khối lượng sản phẩm nhất định trên cơ sở hàng tuần hoặc hàng tháng vì giảm giá thành đến 50%. Sau đó, nhà sản xuất Trung Quốc bắt đầu thay thế các nguyên vật liệu hay các bộ phận bằng những thứ phẩm chất kém như là một phương cách gia tăng lãi suất. Bớt một chút chỗ này, cạo một tý chỗ kia; nhưng không bao giờ bớt quá nhiều trong một lần để khỏi bị phát hiện. Thí dụ về một trường hợp “cắt xén” liên quan tới vỏ bánh xe đã gây tai nạn chết người tại Hoa Kỳ khiến hàng chục triệu vỏ xe đã bị thu hồi.

Đoàn Hùng